Cùng theo dõi Jayshree Seth, Người Ủng Hộ Khoa Học Chính của 3M, dạy các học sinh rằng hóa học có thể cứu nguy khi thật sự cần!

Trạm Thổi Phồng, hay còn gọi là "Nổ Tung"

Sử dụng khí gas tạo ra từ phản ứng giữa giấm ăn và bột muối nở để bơm phồng quả bóng bay

Các Khái Niệm Chính

  • biểu tượng bình đun sôi hóa học trên giá đỡ
    Hóa học
  • Biểu tượng khí CO2
    Các loại khí

     

  • phản ứng trong biểu tượng bình chứa
    Phản ứng

     

  • biểu tượng bình đáy tròn và ống nghiệm
    Các loại Axit và Bazơ

     


  • Giới thiệu

    Có thể bạn đã biết: khi ta trộn một số hóa chất với nhau, đôi khi sẽ có những điều kỳ lạ và bất ngờ xảy ra. Một trong những phản ứng phổ biến nhất là kết hợp bột muối nở và giấm ăn để tạo ra ngọn núi bong bóng tuyệt đẹp. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu có thể sử dụng phản ứng đó để làm việc khác có ích hay không? Trong mục này, chúng ta sẽ khám phá cách phản ứng hóa học hoạt động trong một số trường hợp!

  • Thông tin nền tảng

    Khí cacbonic là chất khí không màu, không mùi. Carbon dioxit là một chất hóa học tự nhiên. Thực vật sử dụng khí cacbonic và năng lượng từ mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp. Khí cacbonic thải ra từ ô tô là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy xăng. Khi xuất hiện ở lượng lớn, chất khí này có thể gây hại. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những ứng dụng hữu ích của loại khí này.

  • Chuẩn bị

    • Đong 1/4 cốc bột muối nở
    • Đong 1 cốc giấm ăn
    • Kéo căng miệng quả bóng để vừa với kích thước của miệng chai nhựa
  • Thực hiện

    1. Đặt đầu hẹp của phễu vào miệng quả bóng bay, để quả bóng bay treo bên dưới miệng phễu. Cẩn thận đổ bột muối nở vào quả bóng bay. Sau khi đổ xong, nếu bột muối nở chiếm khoảng phân nửa dung tích bóng bay là hoàn thành.
    2. Lấy phễu ra khỏi quả bóng bay và đặt quả bóng bay lên bàn.
    3. Dùng phễu và cẩn thận đổ giấm vào chai nước rỗng.
    4. Với sự trợ giúp của người lớn, hãy kéo căng miệng bóng để trùm miệng chai lại. Hãy đảm bảo thành phẩm đẹp và miệng chai được đậy kín.
    5. Một tay giữ chai nước cố định, tay kia giúp bột muối nở trong bóng bay rơi vào chai nước. Bạn thấy điều gì xảy ra bên trong chai nước không? Và điều gì xảy ra với quả bóng?
  • Quan sát và Kết quả

    Tại sao quả bóng lại phồng lên? Khi ta trộn bột muối nở (natri bicacbonat, NAHCO3) và giấm (Axit axetic, CH3COOH), axit cacbonic sẽ được tạo ra rất nhanh. Đây là lý do khiến bong bóng phồng lên. Axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ bị phân hủy thành nước và khí cacbonic. Khí cacbonic là một chất khí cần nhiều chố chứa, vì vậy nó sẽ di chuyển vào bên trong quả bóng và làm phồng lên.

  • Dọn dẹp

    Cẩn thận lấy quả bóng bay ra khỏi chai nước. Các bé có thể nhờ người lớn giúp đỡ. Có thể đổ và xả bỏ dung dịch trong chai nước xuống cống bằng nước sạch.

  • Khám phá thêm

    Có rất nhiều cách để mở rộng và lặp lại phản ứng này. Chúng ta thay đổi thành một thử nghiệm khác và sửa đổi các yếu tố đầu vào để xem liệ kết quả nhận được có khác nhau hay không. Dưới đây là một số biến số mà bạn có thể khám phá. Điều gì sẽ xảy ra khi ta thay đổi…
     

    • Lượng bột muối nở?
    • Lượng giấm?
    • Nhiệt độ của giấm?

    Lưu ý chỉ thay đổi một yếu tố vào mỗi thử nghiệm để dễ dàng quan sát và hiểu nguyên nhân của phản ứng.

  • An toàn là trên hết và Sự giám sát của người lớn

    • Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn một cách cẩn thận.
    • Một người lớn có trách nhiệm sẽ hỗ trợ con em mình trong mỗi thí nghiệm.
    • Mặc dù các thí nghiệm khoa học tại nhà khiến thực hành khoa học thú vị hơn, xin lưu ý rằng một số thí nghiệm có thể yêu cầu người tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn bổ sung và/ hoặc tạo ra một đống lộn xộn.
    • Người lớn nên thực hiện hoặc hỗ trợ trẻ nhỏ khi dùng các vật liệu hoặc công cụ sắc nhọn có thể gây hại.
    • Người lớn nên xem xét từng thí nghiệm và xác định độ tuổi thích hợp của học sinh tham gia ở từng hoạt động trước khi tiến hành bất kỳ thí nghiệm nào.

Tiêu Chuẩn Khoa Học Thế Hệ Mới (TCKHTHM) Được Hỗ Trợ - Các Ý Tưởng Cốt Lõi Quy Luật

Thí nghiệm này được chọn cho chương trình Khoa Học Tại Nhà vì truyền đạt kiến thức từ Các Ý Tưởng Cốt Lõi Quy Luật TCKHTHM, một tiêu chuẩn có tầm quan trọng trong nhiều quy luật khoa học và kỹ thuật.

Tìm hiểu thêm về cách thí nghiệm này dựa theo Các Ý Tưởng Cốt Lõi Quy Luật TCKHTHM.

Khoa học Vật lý (KHVL) - 1 Vật chất và Tương quan của chúng

Từ 5 tuổi đến hết lớp 2

  • 2-KHVL1-1. Các loại vật chất khác nhau cùng tồn tại và nhiều loại trong số chúng có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
Lớp 3-5
  • 5-KHVL1-1. Bất kỳ loại vật chất nào cũng có thể bị chia nhỏ thành các hạt không thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại và có thể được quan sát bằng cách thức khác.
  • 5-KHVL1-2. Vật chất được bảo toàn khi thay đổi hình dạng ngay cả trong những quá trình chuyển đổi mà chúng ta nghĩ nó dường như biến mất.
  • 5-KHVL1-4. Vật chất được bảo toàn khi thay đổi hình dạng ngay cả trong những quá trình chuyển đổi mà chúng ta nghĩ nó dường như biến mất.

Trung học cơ sở (THCS) Lớp 6-8

  • THCS-KHVL1-1. Các chất được tạo ra từ các loại nguyên tử khác nhau và kết hợp với nhau theo nhiều cách. Nguyên tử tạo thành phân tử với kích thước từ hai đến hàng nghìn nguyên tử.
  • THCS-KHVL1-4. Chất khí và chất lỏng được tạo ra từ các phân tử hoặc nguyên tử trơ chuyển động tương đối với nhau. Trong chất lỏng, các phân tử liên tục tiếp xúc với nhau; trong chất khí, chúng cách khá xa nhau trừ khi xảy ra va chạm. Trong chất rắn, các nguyên tử nằm gần nhau và có thể dao động vị trí nhưng không thay đổi khoảng cách với các nguyên tử khác.

Trung học phổ thông (THPT) Lớp 9-12

  • THPT-KHVL1-1. Mỗi nguyên tử có một cấu trúc con mang điện bao gồm một hạt nhân, được tạo bởi các proton và neutron bao quanh bởi các electron.
  • THPT-KHVL1-3. Cấu trúc và tương tác của vật chất ở quy mô khối lượng lớn được xác định bởi lực điện bên trong và giữa các nguyên tử.

Lớp 3-5

  • 5-KHVL1-4. Trộn hai hoặc nhiều chất lại với nhau có thể tạo thành một chất mới với các đặc tính khác.
  • 5-KHVL1-2. Dù phản ứng xảy ra hay thay đổi tính chất nào thì tổng khối lượng các chất không thay đổi.

Lớp 6-8

  • THCS-KHVL1-7. Mỗi chất sẽ có phản ứng hóa học đặc trưng. Trong một quá trình hóa học, các nguyên tử tạo nên các chất ban đầu được tập hợp lại thành các phân tử khác nhau và những chất mới này có những đặc tính khác với những chất tham gia phản ứng.
  • THCS-KHVL1-5. Tổng số lượng mỗi loại nguyên tử được bảo toàn, do đó khối lượng không thay đổi.
  • THCS-KHVL1-6. Một số phản ứng hóa học giải phóng năng lượng, một số phản ứng khác lưu trữ năng lượng.

Lớp 9-12

  • THPT-KHVL1-5. Các quá trình hóa học, tốc độ xảy ra, và năng lượng được lưu trữ hay giải phóng hay không có thể được giải thích bằng những va chạm của các phân tử và sự sắp xếp lại các nguyên tử thành các phân tử mới, đi cùng với những thay đổi về tổng của tất cả các năng lượng liên kết trong tập hợp các phân tử, phù hợp với sự thay đổi của động năng.
  • THPT-KHVL1-7. Thực tế về việc nguyên tử được bảo toàn, cùng với kiến ​​thức về tính chất hóa học của các nguyên tố liên quan, có thể được dùng để mô tả và dự đoán các phản ứng hóa học.