1. Việt Nam
  2. Chăm sóc sức khỏe
  3. Ngành hàng Chăm sóc sức khỏe 3M ngày nay
  4. Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe toàn diện hậu COVID-19
Chăm sóc sức khỏe

 

  • share

    Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe toàn diện sau COVID-19

    share

    Bốn cha con đi bộ trên sa mạc lúc hoàng hôn
    • Chăm sóc sức khỏe toàn diện có nhiều tên gọi: chăm sóc sức khỏe tổng thể, chăm sóc tích hợp, y học bổ trợ và thay thế, y học chức năng, chăm sóc theo nhóm, v.v. Thế nhưng, tất cả đều có cùng một mục tiêu: để điều trị tất cả các khía cạnh sức khỏe của bệnh nhân và giúp họ đạt được trạng thái sức khỏe ở mức cao nhất có thể.

      Nghiên cứu ngày càng chứng minh mối liên hệ giữa sức khỏe thể chất của bệnh nhân với sức khỏe tâm thần, sức khỏe dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần và các yếu tố xã hội khác quyết định sức khỏe (SDOH) của họ như thực phẩm, nhà ở, giáo dục, giao thông vận tải và khả năng tiếp cận cộng đồng cũng như các dịch vụ xã hội.

      Mời bạn đọc tiếp để tìm hiểu thêm về chăm sóc sức khỏe toàn diện, cách thức hoạt động, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất và lý do khiến chăm sóc sức khỏe toàn diện sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai khi thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19.

      Chăm sóc sức khỏe toàn diện có gì khác biệt

      Hầu hết bệnh nhân đến khám tại phòng khám hoặc khám thông qua dịch vụ khám bệnh từ xa đều vì một nguyên nhân rất cụ thể: họ cảm thấy không khỏe; họ đang bị cơn đau hành hạ; họ có các triệu chứng không giải thích được; hoặc họ bị thương dưới hình thức nào đó. Về phần mình, bác sĩ sẽ khám theo triệu chứng xuất hiện tại thời điểm đó hoặc khám dựa trên bệnh. Bác sĩ chỉ giải đáp lý do mà bệnh nhân đến khám ngày hôm đó. Bác sĩ chỉ chẩn đoán vấn đề và đưa ra phác đồ điều trị cho vấn đề đó.

      Còn khám sức khỏe toàn diện thì có sự khác biệt rất lớn. Bệnh nhân có thể tìm đến bác sĩ vì một lý do cụ thể, còn câu trả lời của bác sĩ thì liên quan đến mọi thứ, nhưng không cụ thể. Bác sĩ chẩn đoán vấn đề trước mắt, cũng như tất cả những nguyên nhân có thể gây ra vấn đề đó. Sau đó, phác đồ điều trị cuối cùng sẽ giải quyết tất cả những nguyên nhân đó để vừa giảm nhẹ tình trạng trước mắt, vừa để quản lý hoặc ngăn chặn tình trạng tái diễn trong tương lai.

      Bác sĩ Melissa Clarke, chuyên gia tư vấn chuyển đổi lâm sàng cho bác sĩ ở 3M cho biết: "Những gì bạn đang làm là đánh giá 360 độ về sức khỏe của một người. Bạn xem xét tất cả các yếu tố có thể xảy ra bên ngoài phòng khám mà có thể ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh nhân."

      Việc đánh giá toàn cảnh đó sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi virus corona không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, không liên quan đến sức khỏe theo thời gian. Trong đó phải kể đến vấn đề mất an ninh lương thực, không được tiếp cận các dịch vụ xã hội và thiếu ngủ; tác động của việc giãn cách xã hội đến sức khỏe tinh thần; và tình trạng căng thẳng do mất việc làm, bảo hiểm y tế hoặc mất người thân.

      Trải nghiệm một cuộc hẹn chăm sóc sức khỏe toàn diện

      Khi bạn gặp Bác sĩ Bernadette Clevenger, một bác sĩ y học gia đình và y học chức năng ở St. Paul, Minnesota, liên kết với Fairview Health Services, cô ấy sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi chứ không chỉ là "vì sao bạn đến đây hôm nay" hoặc "cho tôi biết có chuyện gì với bạn". Thay vào đó, cô ấy sẽ hỏi bạn về tất cả những phương diện mà cô ấy cho là liên quan đến sức khỏe của bạn. Mọi thứ không chỉ đơn thuần là những dấu hiệu và triệu chứng trên cơ thể của bạn:

      • Bạn đang trăn trở điều gì?
      • Gia đình bạn đang gặp phải chuyện gì?
      • Công việc của bạn có vấn đề gì?
      • Điều gì đang diễn ra trong cộng đồng của bạn?
      • Bạn ngủ có đủ giấc không?
      • Chế độ ăn uống của bạn ra sao?

      Bác sĩ Clevenger và các bác sĩ y học chức năng khác lấy những câu hỏi đó từ các công cụ sàng lọc thực chứng và được sử dụng rộng rãi. Những công cụ này có thể giúp bác sĩ truy tìm một hoặc nhiều nguyên nhân gốc rễ về sức khỏe thể chất của bệnh nhân. Rõ ràng là sự bùng phát của dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những nguyên nhân đó.

      Bác sĩ Clevenger chia sẻ: "Mối liên kết mạnh nhất mà chúng tôi tìm thấy chính là tâm trí. Mọi thứ bắt đầu trong tâm trí bạn, với suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của bạn. Những gì diễn ra trong tâm trí sẽ quyết định hành vi, và hành vi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn."

      Ví dụ, cô ấy nói rằng bản thân căng thẳng trong công việc dẫn đến việc mất ngủ. Mất ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Tình trạng tăng cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì và béo phì có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp.

      Các phác đồ điều trị chăm sóc sức khỏe toàn diện nhắm đến mọi nguyên nhân

      Phác đồ điều trị cuối cùng không chỉ là kê đơn thuốc cho bệnh tiểu đường hay huyết áp. Thay vào đó, phác đồ điều trị toàn diện có thể là làm việc với một nhóm liên chức năng bao gồm người quản lý hồ sơ, cố vấn, nha sĩ, bác sĩ sức khỏe tâm thần, người dẫn dắt, bác sĩ dinh dưỡng, dược sĩ, nhân viên xã hội, nhà trị liệu, v.v.

      Bác sĩ Clevenger cho biết: "Nếu thực sự muốn cung cấp mức độ chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân, bạn cần phải thực sự đào sâu để tìm ra nguyên nhân gốc rễ và giải quyết từng vấn đề".

      Theo Bác sĩ Clarke, bác sĩ sẽ trở thành trưởng nhóm trong mô hình chăm sóc toàn diện, còn mỗi thành viên sẽ hành nghề theo giấy phép của họ. Là trưởng nhóm, bác sĩ đó sẽ giải quyết phần sức khỏe thể chất của bệnh nhân và điều phối các dịch vụ do những người chăm sóc khác cung cấp để thực hiện phác đồ điều trị đa chiều.

      Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính sẽ được hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện

      Đương nhiên, các bác sĩ sẽ ngay lập tức điều trị cho những bệnh nhân gặp cơn kịch phát cấp tính hoặc chấn thương nguy kịch, sau đó mới tìm kiếm ngọn ngành gây nên tình trạng khẩn cấp đó. Phương pháp chăm sóc toàn diện là hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân bị bệnh mãn tính hoặc các bệnh như viêm khớp, hen suyễn, ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tim.

      Các bác sĩ Clarke và Clevenger đều cho rằng những người mắc những tình trạng này có thể hưởng lợi nhiều nhất từ dịch vụ chăm sóc toàn diện vì hầu hết các bệnh mãn tính và bệnh tật có thể bắt nguồn từ – hoặc ít nhất là được xử trí hiệu quả bằng – các khía cạnh phi thể chất khác trong sức khỏe bệnh nhân. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính cũng thường muốn tìm hiểu cặn kẽ về tình trạng sức khỏe của họ, tự hỏi tại sao họ gặp phải một tình trạng nào đó, không chấp nhận thực tại và dễ đón nhận các cách khác nhau để chăm sóc cho họ.

      Bí mật để thành công trong thực hành chăm sóc toàn diện

      Những phương pháp thực hành y khoa vượt trội trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cũng được tiến hành theo cách khác biệt. Để thực hiện thành công triết lý chăm sóc toàn diện, họ giúp mọi người dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc nhất có thể như dễ dàng lên lịch hẹn và giờ thăm khám linh hoạt.

      Họ có mạng lưới gồm những chuyên gia có thể đưa ra những khía cạnh khác nhau liên quan đến sức khỏe Họ cũng có hệ thống CNTT (công nghệ thông tin) y tế mạnh mẽ để điều phối hoạt động chăm sóc trên những mạng lưới đó, để thu thập dữ liệu và thông tin sức khỏe của bệnh nhân từ các nguồn bên ngoài và các nguồn thông tin khác nhằm giúp họ vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Và các bác sĩ hành nghề phải đủ khiêm tốn để chấp nhận rằng họ không thể trả lời mọi câu hỏi.

      Bác sĩ Clevenger chia sẻ: "Điều đầu tiên tôi nói với bệnh nhân mới là đây là loại thuốc có tác dụng chậm. Điều quan trọng là họ phải biết rằng đây là một hành trình hướng tới sức khỏe mà chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau và sẽ mất nhiều thời gian. Có thể phải mất nhiều tháng. Có thể phải mất nhiều năm."

      Phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa khi những người chăm sóc và bệnh nhân trên toàn cầu hồi phục sau dịch COVID-19. Những tổn thương về tinh thần và cảm xúc do mất người thân, việc làm và giao lưu xã hội sẽ dẫn đến một loạt các bệnh cần được chăm sóc toàn diện để chữa lành.

      Theo thiết kế hoặc theo mặc định, ngày càng nhiều cơ sở y tế sẽ cần thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện để điều trị thành công cho bệnh nhân của họ trong thế giới hậu COVID-19.